Vấn đề đầu tiên chúng ta xem xét đến là chiếc micro:
Một chiếc micro đắt tiền thì tất nhiên sẽ ít hú hơn, chuyện đó là đương nhiên vì chỉ số ohm của nó cao. Micro có số ohm cao hơn thì sẽ ít hú hơn. Ví dụ micro 400 ohm sẽ ít hú hơn micro 200ohm... Thông thường micro 400 ohm có đường kính cuộn dây lớn hơn micro 200 ohm, nếu bạn mở đầu micro ra quan sát sẽ thấy màn micro và cuộn dây. Bây giờ thường thấy là micro 600 ohm.
Thiết bị âm thanh karaoke micro
Hiện nay các sản phẩm micro bán rất nhiều trên thị trường, với nhiều chủng loại và thương hiệu khác nhau. Tùy theo đó mà giá thành và chất lượng mỗi sản phẩm sẽ khác. Có một số micro chống hú, xè rất tốt như Shure UGX9, UGX8... nhưng giá thành cũng không phải quá rẻ khiến những người có thu nhập tầm trung phải đắn đo, lựa chọn. Những sản phẩm giá rẻ hơn thì đa phần khả năng này hơi thua kém hơn so với các anh chị cao cấp.
Vậy làm sao để khắc phục được hạn chế này của những chiếc micro giá rẻ hơn?
Micro mắc tiền hơn thì ít hú hơn??? Phần lớn là như thế, nhưng cũng không phải là tất cả. Thiết kế ống micro cũng ảnh hưởng đến "Khả năng" hú của micro. Đôi khi bạn thay đầu micro vào thì bị hú hơn lúc trước. Bạn khoan gắn đầu micro vào vỏ, thay vào đó cứ để ở ngoài rồi ca hát thử xem sao. Sau đó từ từ gắn vào rồi điều chỉnh, trám trét, nhét bông gòn, bịt kín… sao cho khi ở ngoài thế nào thì gắn vào trong cũng vậy. Bởi vì dưới đít micro có 1 lỗ hơi, khi để ngoài không khí sẽ khác với khi gắn vào vỏ micro. Việc này cũng giống như ta gắn loa vào thùng. Thông thường thì đầu micro được bọc kín trước khi để vào vỏ. Nếu thấy khó khăn khi đặt vào vỏ thì bạn tái chế cho nó “ nằm đội lên”, lúc này không liên quan gì đến vỏ, vỏ chỉ là để cầm tay.
Bạn có thấy cái miếng dán đen quấn quanh micro không? Miếng giấy đen dán giáp vòng đầu micro là để điều chỉnh đáp tuyến tần số của micro. Ít nhiều nó cũng ảnh hưởng đến tần suất hú khi chúng ta hát. Vậy chúng ta sẽ làm thế nào? Rất đơn giản thưa các bạn ta có thể dùng kim khoét lỗ cho “thông thoáng”. Dán bít là treble, gở ra là basse.
Đôi khi bạn gặp trường hợp : gõ gõ thì nghe lớn trong loa lắm, nhưng nói vào micro thì không nghe (hoặc nghe nhỏ xíu), đó là cuôn dây micro bị hở keo !!! Cũng có khi bạn gặp trường hợp micro nghe không có “bass”, tiếng chát ngắt... đó là bạn để micro rớt xuống đất nên kẹt col. Vấn đề này khá nan giải và chưa có hướng giải quyết thích hợp tốt nhất là mang đi bảo hành hoặc đổi cái mới.
Để micro bớt hú là bạn gắn khuếch đại xài pin trong vỏ micro, tín hiệu micro mạnh sẽ làm cho ta không cần vặn volume lớn. Giảm tối đa sự rè rẹt khi bị lỏng dây rack ghim vào máy. Làm khuếch đại bạn có thể gia giảm bằng tụ điều chỉnh theo ý mình. Micro không dây là điển hình đấy. Nó ít hú và lớn hơn micro có dây!
Ngoài ra còn có một số biện pháp như là: Micro đặt sát miệng sẽ ít hú hơn xa miệng, do ta chỉnh volume nhỏ được.
Vấn Đề thứ 2 là cách chỉnh
dan am thanh karaoke gia dinh, cân chỉnh lại các thiết bị như Equalizer của bạn, và bố tri dàn loa hợp lý. Cái này chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm của người chỉnh thôi. Micro sẽ hướng dẫn các bạn cân chỉnh dàn âm thanh ở bài sau.
Chỉnh karaoke hay
Một số điều cần chú ý
1. Nếu bạn đang đặt amply ở một nơi có nhiều từ trường, hãy chuyển sang chổ khác có nguồn điện sạch sẽ (gần đồng hồ điện).
2. Dây loa càng gần amply càng tốt. Nó có tác dụng làm giảm trở kháng và suy hao tín hiệu âm thanh.
3. Tìm xem có chỗ nào nối đất cho ampli. (sau lưng AMP có cọc GND đó) . Đây là cách xử lý hiệu quả nhất cho bạn. Hãy làm như thế với bất cứ thiết bị dùng điện nào.
4. Bật điện lên dùng bút thử điện đo vào ốc bên hông máy xem có sáng không, nếu sáng thì đảo đầu chuôi cắm điện cho AMP.
5. Mở máy nghe tiếng tăng phô nguồn máy có ù hay rít gì không ?? nếu tăng phô có tiếng ù nhỏ nhỏ thì nó gây ra đó.
6. Nếu tăng phô nguồn ngon lành thì còn
- Diot nắn nguồn
- Tụ lọc nguồn
- Mạch âm sắc (tone)
- Mạch công suất
- Đứt mass trên dây tín hiệu bên trong AMP hoặc tiếp xúc xấu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét