Thiết kế phòng karaoke gia đình
Hãy để đầu đĩa của bạn tránh xa hệ thống loa.
Các thiết bị như đầu karaoke VOD, CD, DVD hay đầu đĩa than vốn rất nhạy cảm với những rung động. Nếu bạn đặt loa quá gần các thiết bị này, sóng âm vô hình sẽ tạo nên những xung động ngoại chấn, gây rung lắc và khiến chiếc mâm quay của đầu đĩa không còn hoạt động chính xác. Điều đó gây ra sự mất đọc, làm thay đổi âm sắc, gây méo tiếng và tàn phá chất lượng âm thanh trong phòng hát của bạn.
Tránh cộng hưởng âm.
Mỗi chiếc loa karaoke trong hệ thống dàn âm thanh hát karaoke của bạn có thể cộng hưởng âm với những chiếc loa khác trong cùng hệ thống gây nhiễu âm, thậm chí trong một số trường hợp đăc biệt, chúng còn khiến bạn không còn nghe thấy âm thanh gì cả. Cách tốt nhất để tránh cộng hưởng âm trong phòng hát đó chính là không đặt loa song song với cạnh tường. Hãy để loa tạo một góc khoảng 15 độ so với tường, hướng mặt loa vào vị trí ngồi nghe để tạo thành hình tam giác với một góc 15 độ. Bạn có thể tăng số đo góc này lên thành 20 độ nếu phòng hát của bạn có quá nhiều tiếng bass (hay còn gọi là hiện tượng bị dội bass). Có một cách rất đơn giản giúp bạn kiểm tra độ cộng hưởng trong phòng hát karaoke của mình, đó là vỗ tay. Hãy vỗ tay một tiếng, nếu âm thanh phát ra sau tiếng vỗ tay của bạn kéo dài, điều này có nghĩa là chưa ổn rồi, phòng hát của bạn vẫn bị cộng hưởng âm. Trong trường hợp này, hãy tiếp tục thay đổi cài đặt vị trí loa karaoke và vị trí ngồi nghe cho đến khi nào tiếng vỗ tay chỉ vang lên một tiếng rồi tắt hẳn.
Lưu ý thật kĩ đến vị trí ngồi nghe trong phòng hát.
Âm thanh luôn có những đăc tính riêng mà bạn cần nắm rõ trước khi nghĩ đến chuyện sắp xếp chỗ ngồi trong phòng hát. Vị trí nghe tốt nhất theo các nghiên cứu và theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia thiết kế hệ thống âm thanh chính là nơi mà cường độ âm thanh từ loa đến tai của bạn mạnh hơn hoặc ít nhất là bằng cường độ sóng âm phản hồi từ trần, tường và sàn nhà. Bạn nên di chuyển chỗ ngồi nghe đến gần loa hơn, đó chính là vị trí giúp người nghe cảm nhận chính xác nhất âm thanh được phát ra từ loa.
Sử dụng vật liệu tiêu âm.
Để giảm thiểu cộng hưởng âm và méo tiếng do sóng âm phản hồi, bạn có thể sử dụng thêm các vật liệu tiêu âm. Đừng để trống hai bên tường, hãy đặt vào đó kệ sách, kệ đĩa hay các hộp tán âm tự gia công bằng gỗ. Bạn cũng có thể bố trí thêm màn hình hoặc dùng mousse dán cách âm lên tường và trần.
Nên dùng micro có dây hay không dây?
Điều này phụ thuộc vào quy mô phòng hát của bạn. Micro có dây luôn được biết đến với chất lượng thu âm cao, ổn định do dùng dây nối trực tiếp, nhưng bên cạnh đó chính những chiếc dây nối lại đem đến một số phiền toái, gây vướng víu, khó chịu mỗi khi người hát muốn di chuyển tự do, Vì vậy, khi bạn muốn triển khai một phòng hát karaoke cỡ lớn dành cho nhóm hát đông người hoặc bạn cần làm thông thoáng không gian trong phòng hát của bạn thì bộ micro không dây chính là lựa chọn lý tưởng. Với công nghệ ngày càng tiên tiến, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho phòng hát của mình những bộ micro không dây với pin bền, chất lượng truyền âm tốt, có tính năng chống hú, chống nhiễu và hỗ trợ nhiều micro hoạt động cùng một lúc mà lại không kén loa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét